marketing là gì? Hiểu marketing trong 5 phút
Thông Tin Khác Th8 19
By Admin 2 Comments

Marketing là gì? Định nghĩa Marketing dưới góc nhìn của Philip Kotler

“Ông tổ” ngành Marketing hiện đại – Philip Kotler định nghĩa Marketing như sau: “Marketing is the science and art of exploring, creating, and delivering value to satisfy the needs of target market at a profit”, tạm dịch: Marketing là một “bộ môn nghệ thuật” có khả năng tạo ra giá trị, tính truyền thông và phân phối những giá trị đó nhằm giải quyết các vấn đề mà khách hàng mục tiêu gặp phải cũng như mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

mất một giờ để hiểu về marketing

Tổng thể “bức tranh” Marketing được diễn giải một cách dễ hiểu

Nếu bóc tách chữ “Market” trong “Marketing” ra để hiểu, ta có định nghĩa “chợ” là nơi mà diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ bằng tiền tệ hoặc hiện vật (hàng đổi hàng). Đây cũng có thể là nơi diễn ra các hoạt động nghiên cứu, giới thiệu, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm – dịch vụ. Khi thêm chữ “ing” vô là thành danh từ.

Marketing có hiểu hiểu đơn giản là tất cả những hoạt động mà mình mang hàng hóa từ nhà máy, doanh nghiệp của mình đến tay của người tiêu dùng. Tùy theo hệ thống phân phối, mình có thể đem hàng đến bán cho đại lý. Rồi từ đại lý họ bán ra đến tay người tiêu dùng.

khuyến mãi trade marketing

Khi mà mình làm những hoạt động để mà đại lý người ta mua vô, bán ra chỗ này gọi là Trade Marketing.

Trade Marketing là gì?

Trade marketing là một chiến lược tiếp thị tập trung vào việc tương tác và hợp tác với các đối tác kinh doanh, như các nhà phân phối, đại lý, cửa hàng bán lẻ và các khách hàng trong chuỗi cung ứng. Thông qua sự thấu hiểu người mua hàng (shopper) và khách hàng của công ty (customer). Mục tiêu chính của trade marketing là tạo ra các chiến dịch và hoạt động nhằm thúc đẩy việc bán hàng, tăng doanh số bán hàng và tạo mối quan hệ lâu dài và tốt hơn với các đối tác thương mại.

Trade marketing thường tập trung vào việc tạo ra giá trị cho cả hai bên, tức là cả doanh nghiệp và đối tác thương mại. Điều này có thể bao gồm việc cung cấp hỗ trợ tiếp thị, chương trình khuyến mãi, trưng bày sản phẩm tại điểm bán, cung cấp thông tin về sản phẩm và khách hàng, và các hoạt động khác nhằm thúc đẩy việc bán hàng và tăng hiệu suất trong chuỗi cung ứng.

Nếu tập trung vào để khách hàng nhận biết được, để khách tìm đến đại lý mua hàng thì chúng ta có định nghĩa consumer marketing.

Consumer Marketing là gì?

Consumer marketing là một loại chiến lược tiếp thị tập trung vào việc tiếp cận và tương tác trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng, tức là khách hàng chính mà sản phẩm hoặc dịch vụ được hướng đến. Mục tiêu chính của consumer marketing là tạo sự nhận biết, tạo ấn tượng và thúc đẩy hành động mua sắm từ phía người tiêu dùng.

Trong consumer marketing, doanh nghiệp tập trung vào việc xây dựng thương hiệu (branding), tạo sự kết nối tinh tế và thuyết phục giữa sản phẩm/dịch vụ và người tiêu dùng. Các chiến dịch truyền thông, quảng cáo, khuyến mãi và các hoạt động tương tác khác được thiết kế để tạo ảnh hưởng tích cực đối với hành vi mua sắm và quyết định của người tiêu dùng.

Consumer marketing thường tập trung vào việc hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn và tâm lý của người tiêu dùng. Qua đó, các doanh nghiệp có thể thiết kế chiến lược tiếp thị phù hợp để tạo ra giá trị thực sự và đáp ứng mục tiêu của người tiêu dùng một cách hiệu quả.

Vậy Trade Marketing và Consumer marketing có những điểm nào khác nhau?

Shopper Marketing chính là cách gọi “hiện đại” hơn của Trade Marketingnhững hoạt động marketing dành cho người mua hàng, tạo trải nghiệm mua sắm và tối ưu hóa quyết định mua sắm của người mua, lấy người mua làm điểm mấu chốt để tìm cách thúc đẩy hành vi mua hàng của họ.

Tương tự, Consumer Marketing chính là Brand Marketing, nghĩa là những hoạt động marketing tác động trực tiếp lên người tiêu dùng cuối cùng.

Các phương tiện để làm Marketing

Có rất nhiều những công cụ khác nhau. Có Digital Marketing, có Above the line, below the line … những thứ này là phương tiện để mình làm marketing.

Above The Line (ATL):

Above The Line, hay còn gọi là ATL, là một khái niệm trong marketing dùng để chỉ các hoạt động tiếp thị tập trung vào việc sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng để tiếp cận một lượng lớn người tiêu dùng một cách rộng rãi.

Mục tiêu của ATL là củng cố thương hiệu và truyền đạt thông tin cơ bản về sản phẩm hoặc dịch vụ. Các hoạt động ATL bao gồm quảng cáo trên truyền hình, radio, quảng cáo báo chí, quảng cáo ngoài trời và các hoạt động tài trợ, PR.

Below The Line Marketing (BTL):

Below the Line, hay còn gọi là tiếp thị BTL, là một phương thức tiếp thị tập trung vào việc tương tác trực tiếp với khách hàng. BTL được sử dụng để xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng, đồng thời tạo cơ hội kiểm tra hiệu quả và chuyển đổi khách hàng tiềm năng sang khách hàng thực tế. Các hoạt động BTL bao gồm tại chỗ mua hàng, chương trình khuyến mãi, dùng thử sản phẩm, tiếp thị trực tiếp và triển lãm thương mại.

Sự khác biệt:

  • ATL tập trung vào tiếp cận số đông, còn BTL tập trung vào nhóm khách hàng cụ thể.
  • Các hoạt động ATL thường được thực hiện trên phương tiện truyền thông đại chúng, trong khi BTL thường liên quan đến các điểm bán hàng và tương tác cá nhân.
  • ATL tạo sự nhận biết thương hiệu rộng rãi, còn BTL tạo mối quan hệ sâu hơn với khách hàng cụ thể.

Marketing – Đem sản phẩm, dịch vụ từ nhà đến tay người tiêu dùng

Để cho người tiêu dùng mua hàng, chúng ta cần phải xem lại quy trình mua hàng của khách hàng như thế nào, khách bắt đầu bằng NHẬN BIẾT sau đó dùng THỬ rồi mới bắt đầu ĐI MUA sử dụng, khi dùng rồi cảm thấy thấy được, khách hàng bắt đầu lập lại quá trình này, khi lập lại khách thấy sử dụng tốt và hiệu quả, khách hàng mới bắt đầu là người Brand Ambassador cho brand, tức là đi giới thiệu cho mọi người.

Nguyên quá trình trên, được gọi là phễu mua hàng.

phễu mua hàng

Ở mỗi giai đoạn, chúng ta có những việc khác nhau để làm. Và khi đó được gọi là làm Marketing.

Ở giai đoạn đầu khách hàng chưa biết, thì phải xây dựng sự nhận biết thương hiệu gọi là brand awareness. Từ lúc này đến lúc làm sampling là chưa có doanh số, đến lúc làm trade mới bắt đầu có doanh số. Mình bắt đầu khuyến mãi, trưng bày và làm nhiều thứ…

Sau đó lập lại, những chương trình liên quan đến Loyalty: Tích điểm mua hàng, trở lại mua hàng. Được tặng quà …

Nguyên chương trình như vậy, được gọi là Marketing.

Tùy vào giai đoạn mình cần nhận biết được mình nên làm gì trong đó.

Above the line, below the line đều là những phương tiện để mình có thể thực hiện.

Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn cũng đã nhìn được khái quát “Bộ Môn Nghệ Thuật” Marketing. Tuỳ vào giai đoạn, tính chất giai đoạn đó chúng ta cần làm gì, sẽ đi sâu vào chi tiết hơn để làm và khi đó chúng ta cũng sẽ có thêm nhiều định nghĩa hơn về “Làm Marketing”.

5 /5
Based on 2 ratings
100%

Reviewed by 2 users

    • 23 October, 2023 7:22 pm

    Quá dữ kkkkkk

    • 15 October, 2023 2:08 pm

    Bổ ích, gói gọn diễn giải dễ hiểu về Marketing

Leave feedback about this

  • Hữu ích